I. Cách Sử Dụng Another.
1. “Another” đi với danh từ số ít.
– Ví dụ 1: He drinks another cup of tea. (Anh ấy uống 1 tách trà khác).
– Ví dụ 2: They have another son. (Bọn họ có 1 người con trai khác).
2. “Another” đi với danh từ số nhiều khi có số đếm trước các danh từ hoặc cụm danh từ.
– Ví dụ 1: In another 5 years, I’ll be a professional singer. (Trong 5 năm nữa, tôi sẽ trở thành 1 người ca sĩ chuyên nghiệp).
– Ví dụ 2: I don’t want to go out, so I’ll spend another 4 hours at home. (Tôi không muốn đi chơi, nên tôi sẽ dành ra 4 tiếng để ở nhà).
3. “Another” được sử dụng như đại từ.
– Ví dụ 1: This book is a little boring, so I took another. (Cuốn sách này hơi chán nên tôi đã lấy 1 cuốn khác).
* Another = Another book.
– Ví dụ 2: This cake is really delicious! We’ll have another. (Cái bánh này ngon quá! Chúng tôi sẽ ăn thêm một cái nữa).
* Another = Another cake.
4. “Another one” dùng để thay thế một danh từ hoặc cụm danh từ đã đề cập đến trước đó để tránh việc lặp lại.
– Ví dụ 1: I’ve already listened to this song twice. Let change another one. (Tôi đã nghe bài nhạc này 2 lần rồi. Hãy đổi bài khác).
– Ví dụ 2: My bike was broken. I think I need another one. (Xe đạp tôi bị hỏng rồi. Tôi nghĩ tôi cần 1 mua 1 chiếc khác).
II. Cách Sử Dụng “Other”.
1. “Other” đi với danh từ không đếm được.
– Ví dụ 1: The first page has information about the price. Other information is in the second page. (Trang đầu tiên có thông tin về giá cả. Các thông tin khác nằm ở trang thứ 2).
– Ví dụ 2: Some entertainment shows make people relax, other shows have the opposite effect. (1 số chương trình giải trí giúp mọi người thư giãn, các chương trình khác có tác dụng ngược lại).
2. “Other” đi với danh từ số nhiều.
Nếu như “Another” được dùng khi đề cập về cái khác hoặc người khác, thì “Other” sử dụng khi nói nhiều hơn một cái hoặc một người.
– Ví dụ 1: She has other books for you. (Cô ấy có nhiều cuốn sách khác nữa cho bạn này).
– Ví dụ 2: I have announced to other people. (Tôi đã thông báo cho những người khác rồi).
3. “Other” được sử dụng như đại từ.
– Ví dụ 1: Those mangoes are unripe. Ask him for others. (Mấy trái xoài đó chưa chín. Hỏi anh ấy mấy trái khác xem sao).
– Ví dụ 2: You should work for yourself, don’t expect others. (Bạn nên tự làm đi, đừng nên trong chờ vào người khác).
4. “Other ones” tương tự như “Another one” dùng để thay thế một danh từ hoặc cụm danh từ đã đề cập đến trước đó để tránh việc lặp lại.
– Ví dụ 1: I don’t like these hats. Let me see other ones. (Tôi không thích mấy cái nón này. Cho tôi xem mấy cái khác đi).
– Ví dụ 2: These boxes of milk are out of date. We want other ones. (Mấy hộp sữa này hết hạn rồi. Chúng tôi muốn mấy hộp khác).
III. “The Other” Dùng Như Một Từ Xác Định.
1. “The other + danh từ số ít” nghĩa là cái còn lại trong hai cái, hoặc người còn lại trong hai người.
– Ví dụ 1: This This TV is still working. The other TV is broken. (Cái TV này vẫn còn xài được. Cái kia hư rồi).
– Ví dụ 2: This house here is new. The other house is about five years old. (Ở đây căn nhà này rất mới. Căn còn lại khoảng 5 năm rồi).
2. “The other + danh từ số nhiều” nghĩa là những cái còn lại hoặc những người còn lại trong một nhóm có nhiều thứ hoặc nhiều người.
– Ví dụ 1: Tim and Anna are here, but where are the other students? (Tim và Anna ở đây rồi, vậy những bạn còn lại đang ở đâu)?
– Ví dụ 2: The red pen and black pen were out of ink. The other pens are still okay. (Cây viết đỏ và đen hết mực rồi. Mấy cây còn lại vẫn xài được).
3. “The other” được sử dụng như đại từ.
– Ví dụ 1: I had a laptop in one hand and a bag in the other. (Tôi 1 tay cầm laptop còn tay kia xách 1 cái cặp).
– Ví dụ 2: He has two dogs, one is orange and the other is black. (Anh ấy có 2 con chó, một con màu cam và một con màu đen).
IV. Cách Sử Dụng “The Others”.
The others” dùng để thay thế cho cụm “những cái khác hoặc những người khác”.
– Ví dụ 1: There are 8 kites. Three are green, the others are yellow. (Có 8 con diều. 3 con màu xanh, những con còn lại màu vàng).
– Ví dụ 2: Some kids like reading books and the others like playing games. (1 vài đứa trẻ thích đọc sách, còn những đứa khác thì thích chơi trò chơi).